icon icon icon

Cách tính lưu lượng khí nén - đảm bảo hiệu quả làm việc của hệ thống

Đăng bởi Tư vấn sản phẩm vào lúc 08/07/2021

Với những ai đang vận hành máy bơm khí nén, hay rộng hơn là hệ truyền động khí nén, việc tính lưu lượng khí là việc quan trọng để đảm bảo hiệu quả công việc, tuổi thọ của máy, cũng như phát hiện được lượng khí dò gỉ ra bên ngoài. Hơn nữa, việc biết được lưu lượng khí là bao nhiêu sẽ giúp bạn lựa chọn ống dẫn khí nén phù hợp, đảm bảo tối đa hiệu suất của máy nén khí. Ngoài các thiết bị đo lưu lượng khí chuyên dụng, đôi khi bạn cũng cần phải biết công thức tính, phòng trừ trường hợp không có sẵn máy. 

I.    Lưu lượng khí là gì?

Lưu lượng khí là thông số chỉ mức độ lưu thông của khí qua đường ống. Không khí có độ đàn hồi tốt, chịu được nén nên thường được nén trong các bình tích áp, lưu dưới dạng năng lượng.

II.    Tại sao phải tính lưu lượng khí nén?

Thông thường, khi mua máy nén khí, ta có thể biết được các thông số về lưu lượng khí nén trên các tài liệu kèm theo. Tuy nhiên, thực tế thì do ảnh hưởng của môi trường làm việc, cũng như hiệu quả làm việc của máy, lưu lượng khí nén cũng sẽ không được chính xác như trên tài liệu. Vì vậy, chúng ta cần phải tiến hành tính toán lưu lượng nén khí thực tế để xem xét khả năng làm việc và hiệu quả hoạt động của máy. Đồng thời kiểm tra công suất thiết bị và dụng cụ khí nén có thể sử dụng cho công việc nhằm tránh tình trạng máy làm việc quá tải.

>>> Xem thêm về ống hơi PU tại đây

Đo lưu lượng khí 

Đo lưu lượng khí 

Từ đó, sau khi thu thập được kết quả lưu lượng khí, bạn sẽ nắm bắt và đề phòng được những sự cố có thể xảy ra, kiểm soát chặt chẽ hệ thống khí nén để tiết kiệm nguồn năng lượng. Và nhờ đó, bạn cũng sẽ dễ dàng nắm bắt được độ bền và tuổi thọ của các linh phụ kiện và lên kế hoạch thay thế khi cần. 

Công thức tính lưu lượng khí nén:

Trong đó:

  • Q: Lưu lượng khí nén (m3/phút)
  • P0: áp suất tuyệt đối của khí quyển (kg /cm2)
  • P1: áp suất ban đầu lúc chạy máy (kg/cm2)
  • P2: áp suất đạt được (kg/cm2)
  • V: thể tích của các thiết bị chứa khí nén (thông thường đường ống)
  • T: thời gian máy chạy từ P1 – P2 (Min)

Với công thức tính lưu lượng dòng khí, sau khi tính toán thì bạn có được một kết quả cuối cùng. So sánh xem kết quả có phù hợp với lưu lượng thiết kế của máy không? Nếu lưu lượng thực tế được tính toán ra bị giảm sút khá nhiều so với lưu lượng thiết kế, cho thấy hệ thống máy nén khí của bạn đang gặp vấn đề. Vấn đề đó có thể xuất phát từ việc rò rỉ khí nén hoặc là tình trạng hao mòn những bộ phận của máy nén khí.

Ngoài công thức tính lưu lượng khí nén chạy qua ống trong hệ thống thì việc chọn ống sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với cách tính đường kính ống. Bài trước mình có nhắc đến công thức tính đường kính ống khí nén:

Trong đó:

  •    V: Tổng lưu lượng khí (lít/s)
  •     Chiều dài đường ống dẫn khí (mét)
  •     ∆p: Độ tụt áp cho phép (bar)
  •     Pmax: Áp suất làm việc lớn nhất (bar)
  •     d: Đường kính trong của ống dẫn khí (mm)

Việc tính theo công thức, đường kính bạn tính ra sẽ bị lẻ, tuy nhiên bạn có thể chọn ống có đường kính sát nhất. Việc chon đúng ống sẽ khiến hệ thống hạn chế được tình trạng sụt áp khí nén, đảm bảo hiệu quả làm việc.

Khi đã tính và chọn đường kính chính xác cho hệ thống đường ống, bạn hãy nhớ rằng kích thước ống lớn hơn sẽ làm tăng lưu lượng khí. Và đường kính ống mà lớn, chi phí duy trì, lắp đặt hệ thống cũng tăng lên bởi kích thước toàn hệ thống, các bộ phận thiết bị đi kèm, công suất máy khí nén…

Mô phỏng hệ thống khí nén

Mô phỏng hệ thống khí nén

Để tối đa hóa tốc độ dòng chảy cho bất kỳ hệ thống đường ống nào, cách tốt nhất là cài đặt hệ thống của bạn dưới dạng một vòng lặp. Tức là bắt đầu từ máy nén khí và đi vòng quanh khu vực cần khí nén, sau đó quay trở lại máy nén khí. Điều này sẽ làm tăng tốc độ dòng chảy, giảm độ sụt áp và cho phép sử dụng kích thước các dòng khí nhỏ hơn.

Kích thước van hay đầu nối của cổng trên bình nén khí của bạn không xác định kích thước đường ống cho hệ thống đường ống của bạn. Nó được tính toán bằng chiều dài đường ống và đầu ra tốc độ lưu thông khí của máy nén khí. 

Dưới đây là một số nội dung quan trọng cần nhớ:

  • Khí nén bị hao hụt trong khoảng cách dài
  • Tốc độ lưu thông khí giảm dần qua đường ống
  • Chiều dài ống càng dài, bạn sẽ cần đường kính ống lớn hơn
  • Đường ống kích thước lớn hơn làm tăng lưu lượng không khí, nhưng cũng làm tăng chi phí lắp đặt và duy trì hệ thống

Các sản phẩm liên quan

Ống hơi khí nén PU

Ống hơi dẫn khí nén cao áp Osina

Dây rửa xe cao cấp Osina

Công ty TNHH Vạn Đạt là đơn vị chuyên xuất nhập khẩu có hơn 20 năm kinh nghiệm trên thị trường, đi tiên phong trong 1 số lĩnh vực sản xuất và phân phối mang thương hiệu Masuka, Osina,...

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: