icon icon icon

Tìm hiểu về dây curoa dành cho xe máy, xe tay ga

Đăng bởi Vạn Đạt CO vào lúc 06/06/2020

I - KHÁI NIỆM
Dây curoa xe máy là gì? Ưu nhược điểm của dây curoa cho xe máy?
Như bạn cũng đã biết đến rằng dây curoa xe máy là một bộ phận phụ tùng của của các loại xe máy như xe số, xe tay ga. Thường được gọi là dây đai, dây curoa PK rãnh dọc là loại dây có màu đen và được tạo nên từ cao su, sử dụng với các phương tiện như xe máy, xe ô tô,… Và bên cạnh đó thì dây curoa còn được sử dụng trong các ngành công nghiệp.

Mỗi sản phẩm hay thiết bị phụ tùng nào thì cũng đều có những mặt tốt và xấu của nó. Đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt, và dây curoa xe máy cũng vậy?, được cấu tạo với những ưu và nhược điểm riêng.

 

Ưu điểm của dây curoa

  • Dây curoa chạy rất êm, như khi vận hành thì bạn chỉ có thể nghe được tiếng xe của lốp xe khi tiếp xúc với mặt đất. Chứ còn về động cơ thì bạn không thể nghe được tiếng gì, bạn có thể vặn ga thoải mái mà xe vẫn không bị giật và không có tiếng động mạnh.
  • Hình dáng dây curoa rất đẹp mắt và chất.
  • Giúp cho xe vận hành bền bỉ, không còn tiếng cọ sát của nhông sên đĩa(D.I.D).
  • Giúp xe tiết kiệm được xăng, bởi nhờ có được bộ đĩa trớn, nó được cấu tạo như một líp của xe đạp. Giúp xe có thể trả số thoải mái (đối với xe số) dù bạn có thể vận hành ở mọi tốc độ, hay trên mọi cung đường với điều kiện thời tiết khác nhau.
  • Trong quá trình sử dụng lâu dài thì dây curoa rất sạch sẽ, không có dấu hiệu dơ bẩn. Và không cần phải châm nhớt như khi sử dụng nhông sên đĩa.
  • Khi vận hành trong thời tiết mưa gió, hay đường ngập nước thì không phải lo sợ về vấn đề dính nước(ngoại trừ xe số).(Nếu như bạn chọn đúng hãng dây curoa như: Dây curoa Bando, Osina, Gates)

Nhược điểm của dây curoa

  • Đối với dây curoa thì có một số nhược điểm bạn cần phải khắc phục như:
  • Chi phí khi mua dây curoa hơi cao
  • Cần phải thay dây curoa theo đúng định kỳ, để có thể tránh được những tình trạng như đứt dây đột ngột.
  • Không nên vận hành với tần suất như bốc đầu nhiều lần. Bởi dây curoa là đặc tính cao su nên khi bốc đầu nhiều tạo nên động cơ nóng. Sẽ dễ gặp đến tình trạng dây curoa nóng dãn nở và tuột ra khỏi bánh quay.
  • Dây curoa sẽ bị dính bùng đất nhiều, hay dễ xảy ra các vấn đề khó đỡ đối với xe số khi đi trên những con đường đất xấu.
  • Khó sử dụng cho các dòng xe với công suất lớn như xe Exciter, xe wave RSX.
  • Không để dây curoa tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, hay trong những điều kiện gặp nước nhiều sẽ dễ giảm đi tuổi thọ của dây curoa.
  • Không nên tăng hay phanh ga gấp sẽ dễ làm đứt dây.

 

II - DẤU HIỆU VÀ CÁCH KIỂM TRA DÂY CUROA XE MÁY
Cách nhận biết dây Curoa xe tay ga và thời điểm thay dây curoa xe máy
Dây curoa xe tay ga có nhiệm vụ giống như xích tải trên xe số, được dùng để truyền lực từ máy làm quay bánh xe sau và đẩy xe đi. Đây cũng là bộ phận nhanh xuống cấp bởi phải luôn hoạt động trong môi trường khắc nghiệt, vậy khi nào cần thay dây curoa xe tay ga?


Các dấu hiệu biểu hiện của tình trạng hư hỏng dây curoa mất chức năng truyền lực tốt từ pulley trước ra pulley sau dẫn đến công hao phí lớn., khi xe tay ga gặp các vấn đề như:
- Xe tay ga đã đi được >15.000 km.
- Khi di chuyển xe có hiện tượng giật và khi thả ga thì xe có cảm giác như muốn tắt máy.
- Khởi động xe có tiếng lạch cạch, xe ì, tăng ga lên thì bị trượt côn.
- Xe vận hành yếu khi bắt đầu chuyển động, cảm giác nặng, không còn độ bốc.
- Khi di chuyển, trong lốc nồi phát ra âm thanh lạ lạch phạch, hoặc tiếng cọ rít.
- Hao xăng hơn bình thường. Đây là dấu hiệu dây curoa mất chức năng truyền lực tốt từ bộ nồi trước trước ra nồi sau dẫn đến công hao phí lớn.

Cách kiểm tra dây curoa xe ga
Thông thường chúng ta có thể kiểm tra tình trạng của dây curoa xe tay ga bằng mắt thường như sau:

+ Kiểm tra mặt ngoài của dây: Nếu thấy các vết rạn nứt thì cần thay mới, vì lúc này khả năng chịu lực của dây còn rất kém và có nguy cơ bị đứt.
+ Kiểm tra 2 bên hông dây: Hai bên hông dây là bộ phận hoạt động nhiều nhất của dây curoa xe ga. Khi thấy rạn nứt ở hai bên hông như hình thì dứt khoát phải thay dây. Nếu không thay ngay sẽ phá hư pulley trước và sau. Bạn sẽ tốn kém "nặng" khi phải thay pulley nhé.
+ Kiểm tra mặt trong dây curoa: Những răng cao su ở phần bụng dây curoa chuyển động liên tục để truyền động theo vòng tua máy và hoạt động trong môi trường rất nóng, ma sát với hai mặt tiếp xúc của pulley trong một thời gian dài gây ra tình trạng nứt ở các chân của răng cao su. Nếu thấy nứt ít thì dây vẫn còn sử dụng được, khi các vết nứt đã rộng, sâu thì tốt nhất bạn nên thay mới để xe được hoạt động tốt hơn.

Dây curoa có tuổi thọ bao lâu ?
- Theo khuyến cáo của các hãng sản xuất, bạn nên kiểm tra dây curoa sau 8000km và thay sau 20.000km. Tuy nhiên, việc thay dây curoa có thể diễn ra sớm hoặc muộn hơn tùy vào tình trạng sử dụng xe của mỗi người.

III - HƯỚNG DẪN THAY THẾ DÂY CUROA XE MÁY
Hướng dẫn chọn dây Curoa cho xe tay ga
Trên dây curoa có những thông số dây curoa xe máy dành cho mỗi loại xe, có dây chỉ  dùng riêng cho một xe cũng có dây dùng chung được cho vài xe khác nhau, đều dựa vào thông số ghi trên dây curoa mà chúng ta có thể nhận biết được điều này. Công ty TNHH Vạn Đạt sẽ giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa thông số trên dây curoa và nắm được thông số trên dây của từng loại xe. 

858 21.7 28 V : Thông số trên dây curoa xe Nouvo lx

 

Chú thích:

858 là chiều dài của dây curoa 

21.7 là chiều cao của mặt cắt dây
28 là góc ôm của dây
V là mặt cắt dây hình chữ V 

Thông số dây curoa của dòng xe tay ga

HÃNG XE TÊN XE THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Honda Lead 110, Scr 110 736.5 - 18.3 - 30
Air blade, Click 791 - 19 - 30
Vision 772 - 18.5 - 30
Spacy 100 721.5 - 18.3 - 30
Spacy 125, E sky, @ Stream 743 - 20 -30
Dylan, @, SH, PS 906 - 22.5 - 30
PCX, Air Blade 125, Lead 125 815.5 - 22 - 30
Yamaha Nouvo 110, Mio 831 - 18.4 - 30
Nouvo I, Nouvo II 825 - 18.4 - 30
Majesty 816 - 21.8 - 28
Nouvo LX, Nouvo SX, Nouvo RC 858 - 21.7 - 28
Cynus, Force 780.5 -21.9 - 28
SYM Attila 759 - 19 -28
Attila Fi 750 - 19.5 - 28
Excell 790 - 19.5 - 28
Suzuki Hayate 795.5 - 19.9 - 30
Amity 756 - 19.2 - 28
Saphire 757.5 - 18.7 - 30
Piaggio Vespa, Liberty, Fly 793 - 21.1 - 28


Cách thay dây curoa xe máy (tay ga)
Để thay dây curoa cho xe tay ga, bạn chú ý thực hiện thao tác như sau:
Bước chuẩn bị: Trước khi thực hiện việc thay dây curoa cho xe tay ga, bạn cần chuẩn bị: Máy vặn đai ốc, bộ cà lê, mỏ lết chuyên dụng, Típ 19 và  Típ 22
Bước 1: Dùng máy vặn đai ốc hoặc cà lê, mỏ lết phù hơp nhất tháo các đai ốc cố định vỏ ngoài của lốc nồi xe ra. Các con ốc này nằm ở viền vỏ lốc, có một con ốc nằm ở giữa lốc, dài hơn các con ốc còn lại cần chú ý khi tháo.

Bước 2: Tháo lốc nồi ra ngoài, lâu ngày không tháo sẽ khiến lốc nồi bị kẹt do rỉ sét, bạn cần dùng một lực mạnh để tháo ra.

Bước 3: Dùng típ 19 để vặn ốc ở nồi sau, Típ 22 để vặn nồi trước.

Bước 4: Nhấc buly nồi trước. Nhấc tiếp nồi sau ra, nhấc chuông ra trước, bố ba càng ra sau

Bước 5: Thay dây curoa mới vào bố, bắn lại ốc vít và cuối cùng lắp lại nắp bảo vệ nồi. hoàn thành công việc thay dây curoa cho xe tay ga.

Các sản phẩm liên quan

Dây curoa Masuka

Dây curoa cao cấp Osina

Dây curoa cao cấp Osina đai răng

Công ty TNHH Vạn Đạt là đơn vị chuyên xuất nhập khẩu có hơn 20 năm kinh nghiệm trên thị trường, đi tiên phong trong 1 số lĩnh vực sản xuất và phân phối mang thương hiệu Masuka, Osina,...

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: