icon icon icon

Khám phá đặc điểm các loại hệ truyền động dây curoa (belt drive) phổ biến

Đăng bởi Tư vấn sản phẩm vào lúc 21/06/2021

Trong ngành công nghiệp và đời sống, chắc hẳn các bạn đều không xa lạ gì về dây curoa, một trong những thiết bị quan trọng truyền động công nghiệp. Bài trước mình có nói đến hệ truyền động dây curoa, tuy nhiên đó chỉ là hệ truyền động đơn giản nhất. Hôm nay mình sẽ chia sẻ một số loại truyền động dây curoa phổ biến được ứng dụng trong hệ thống máy móc.

Nhìn chung, một hệ truyền động dây curoa gồm 2 hay nhiều pulley không cần song song, các dây curoa được mắc vòng qua các pulley này. Công suất truyền lực phụ thuộc vào :

  • Vận tốc dây curoa
  • Lực căng mà dây curoa tác dụng lên các pulley
  • Độ cong đoạn tiếp xúc giữa dây curoa và pulley nhỏ
  • Điều kiện làm việc và môi trường làm việc của hệ truyền động

1.    Open belt drive

Đây là hệ truyền động đai gồm các pulley được bố trí song song và quay cùng chiều. Trong trường hợp này, Pulley lớn hơn sẽ kéo dây curoa từ bên này sang bên kia, kéo theo sự chuyển động của pulley nhỏ.

Như vậy, lực căng của dây curoa bên dưới lớn hơn bên trên, lúc này, mặt dưới gọi là mặt căng (tight side) và mặt phía trên dây curoa gọi là mặt trùng (slack side) (như hình vẽ)  

Hình ảnh open belt drive

Hình ảnh open belt drive

Ta có thể thấy góc tiếp xúc giữa dây curoa và ròng rọc luôn dưới 180 độ. Do đó khả năng truyền tải lực cũng thấp. Chiều dài dây curoa trong hệ truyền động này cũng ngắn hơn.

2.    Closed or crossed belt drive

Đây là hệ truyền động mà các trục quay song song nhưng quay ngược chiểu nhau. Tại chỗ giao nhau của dây curoa, nó cọ xát với chính nó và bị mòn. Để tránh mài mòn quá mức, các trục nên được giữ ở khoảng cách tối đa với nhau và vận hành ở tốc độ rất thấp.

Hình ảnh Closed or crossed belt drive

Hình ảnh Closed or crossed belt drive

Góc quấn dây curoa và pulley tăng lên, dẫn đến khả năng truyền tải điện năng cao hơn. Chiều dài dây dùng trong hệ truyền động này cũng dài hơn.

3.    Jockey pulley drive

Trong hệ truyền động open belt drive, nếu khoảng cách tâm nhỏ hoặc nếu pulley dẫn động (driven pulley) quá nhỏ, góc tiếp xúc của dây curoa với pulley rất nhỏ, điều này làm giảm lực căng của dây đai. Khi đó một pulley hay còn gọi là jockey pulley (idler pulley) (một pulley chỉ phục vụ truyền chuyển động quay từ trục này sang trục khác) được đặt trên mặt trùng của dây curoa như hình

Hình ảnh jockey pulley drive

Hình ảnh jockey pulley drive

Phương pháp này giúp tăng góc tiếp xúc giữa dây và pulley, từ đó giúp tăng độ căng của dây, tăng khả năng truyền tải lực.

4.    Quarter turn belt drives

Còn được gọi là bộ truyền động đai góc vuông, được sử dụng với các trục được bố trí tại góc vuông và quay theo một hướng xác định. Để đai không bị trượt khỏi pulley, chiều rộng của mặt pulley phải lớn hơn hoặc bằng 1,4 lần chiều rộng dây curoa. Nếu không thể bố trí pulley, hoặc muốn đảo ngược tốc độ quay, thì có thể sử dụng quarter turn belt drive với pulley dẫn (guide pulley).

Hình ảnh quarter turn belt drive

Hình ảnh quarter turn belt drive

 5.    Compound belt drive

Được sử dụng khi cần truyền lực từ trục này sang trục khác thông qua nhiều trục

Hình ảnh compound belt drive

Hình ảnh compound belt drive

6.    Fast and loose pulley

Trong một số hệ thống máy móc hoạt động tốt, các máy hoạt động bởi một trục dẫn động chính (driving shaft). Tuy nhiên, một số máy trong hệ thống phải chạy liên tục còn một số thì có thể dừng. Để dừng một máy, trục chính (driving shaft) phải dừng lại, nhưng điều này lại cản trợ hoạt động các máy khác. Và fast and loose pulley sẽ giúp loại bỏ vấn đề này.

Hình ảnh fast and loose pulley

Hình ảnh fast and loose pulley

Công suất được truyền động từ driving pulley A đến pulley B bằng bộ truyền động dây curoa. Fast pully được kết nối nhanh với máy hay dừng hoạt động, liền với nó là free pulley được gắn tự do trên trục và quay tự do.

Nếu dây curoa bị di chuyển sang free pulley đang quay tự do thì chuyển động của fast pulley sẽ bị dừng lại, do đó trục máy sẽ ngừng quay. Dây curoa vẫn tiếp tục chạy nhưng fast pulley sẽ dừng và máy sẽ dừng hoạt động.

Trên đây là một số hệ truyền động dây curoa đơn giản nhất, một số loại máy móc có bộ truyền động phức tạp hơn rất nhiều nhưng cơ bản kết hợp những hệ truyền động ở trên.

Phân loại hệ truyền động

Bộ truyền động dây curoa thường được phân thành ba nhóm sau:

  • Truyền động nhẹ.
  • Truyền động trung bình.
  • Truyền động nặng.

Truyền động nhẹ: Chúng được dùng làm máy nông nghiệp và máy công cụ nhỏ để truyền lực nhỏ ở tốc độ dây curoa khoảng 10 m / s.

Truyền động trung bình: Chúng được sử dụng để truyền lực trung bình ở tốc độ dây curoa khoảng từ 10 m / s đến 22 m / s 

Truyền động nặng: Chúng được sử dụng trong máy nén và máy phát điện để truyền lực lớn với tốc độ dây curoa trên 22 m / s.
 

Các sản phẩm liên quan

Dây curoa Masuka

Dây curoa cao cấp Osina

Dây curoa cao cấp Osina đai răng

Công ty TNHH Vạn Đạt là đơn vị chuyên xuất nhập khẩu có hơn 20 năm kinh nghiệm trên thị trường, đi tiên phong trong 1 số lĩnh vực sản xuất và phân phối mang thương hiệu Masuka, Osina,...

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: