icon icon icon

THAN HOẠT TÍNH LÀ GÌ ? QUY TRÌNH SẢN XUẤT THAN HOẠT TÍNH

Đăng bởi Vạn Đạt CO vào lúc 06/11/2020

THAN HOẠT TÍNH LÀ GÌ?
Than hoạt tính là một loại bột mịn màu đen được làm từ gỗ, mùn cưa hoặc từ các phế chất hữu cơ khác như xơ dừa, hạt ô liu hoặc than xương, than cốc, than bùn, than đá,... các chất này được nung ở nhiệt độ 950 độ C trong lò quay.

Than hoạt tính là gì? Hình ảnh thực tế than hoạt tính

Than hoạt tính là gì? Hình ảnh thực tế than hoạt tính

Than trở nên hoạt tính bởi quá trình nung nóng trong nhiệt độ rất cao. Nhiệt độ rất cao thay đổi cấu trúc bên trong, làm giảm kích cỡ các lỗ và gia tăng diện tích bề mặt, khiến than trở nên xốp hơn bình thường. Nhờ đó, than hoạt tính có đặc tính rất xốp, diện tích bề mặt rất lớn, diện tích từ 500-2.500 m2/1g sản phẩm. Với đặc tính như vậy, các vết rỗng, nứt vi mạch đều có tính hấp thụ rất mạnh, vì bề mặt riêng rất lớn của than hoạt tính nên nó có khả năng thu giữ một số chất trên bề mặt (sự hấp phụ), kể cả chất vô cơ lẫn hữu cơ với một khối lượng gấp từ 50-100 lần khối lượng của nó.

" Than hoạt tính không nên bị nhầm lẫn với than cục dùng để nướng BBQ, dù cả hai đều có thể được làm từ chung vật liệu, than cục chưa được kích hoạt ở nhiệt độ cao. Hơn thế nữa, chúng chứa các chất phụ gia gây độc cho con người "

QUY TRÌNH SẢN XUẤT THAN HOẠT TÍNH THEO CÔNG NGHỆ CŨ (LÒ ĐỨNG)
Đầu tiên, gáo dừa thô được nung nóng từ từ trong môi trường chân không, sau đó được hoạt tính hóa bằng các khí có tính oxy hóa ở nhiệt độ cực cao. Quá trình này tạo nên những lỗ nhỏ li ti có tác dụng hấp thụ và giữ các tạp chất.

Khi đến nhiệt độ nhất định sẽ bị cắt nguồn cung cấp oxy và gáo dừa sẽ cháy âm ỉ trong môi trường yếm khí trong thời gian từ 8 đến 12 ngày. Quá trình này nhiệt độ được đẩy lên rất cao, phụ thuộc vào công nghệ, chất lượng lò đốt, nồi nấu than hoạt tính. Cùng lúc đó, nước và các hợp chất hữu cơ từ gáo dừa được loại bỏ để lại thành phần chính là carbon.

>>> Xem thêm về Nồi nấu than hoạt tính tại đây

Sau đó, than gáo dừa được trải qua một bước hoạt hóa khác “kích hoạt” nhằm làm tăng diện tích bề mặt, thành phần carbon, thành phần hoạt hóa phát huy tác dụng. Đến đây chúng ta đã có được sản phẩm gọi là than hoạt tính gáo dừa. Khi được qua các công đoạn chế tạo thanh lọc thì than hoạt tính không độc kể cả ăn phải nó.

Quy trình sản xuất than hoạt tính

Quy trình sản xuất than hoạt tính

Quy trình than hoá và hoạt hoá than hoạt tính có thể được phân tích một cách cụ thể như sau:
1. Quy trình than hóa

  • Gáo dừa thu hái phải là loại gáo dừa già, độ ẩm không quá 15%.
  • Đập gáo dừa thành mảnh nhỏ khoảng 3×5 mm. Sàng thu cỡ hạt.
  • Chuẩn bị lò: Lò được gia nhiệt 400 – 500 độ C bằng cách đốt 1 bếp. Dùng xẻng cho gáo dừa đã chọn vào lò qua đường hộp khói. Một lò mỗi giờ vào ra 50kg. Lò xoay 2-3 vòng/phút, than đi qua lò mất 50 – 60 phút. Quá trình này gọi là quá trình than hóa.

2. Quy trình hoạt hóa

  • Chuẩn bị lò: Đốt lò trước để đạt nhiệt độ, thấy nhiệt độ lên chậm phải tăng phun dầu. Khi đạt 800 độ C có thể nạp than vào lò. Trước đó lò hơi nước đã đốt sản đảm bảo áp suất quy định.
  • Sau khi kiểm tra thấy các điều kiện đạt mới cho than vào lò. Phản ứng hoạt hóa xảy ra như sau: Cn + H2O = Cn-1 + H2 + CO – O   
  • Phản ứng này thu nhiệt nên phải cấp nhiệt liên tục.
  • Phản ứng hoạt hóa xảy ra chậm. Do đó, cần thường xuyên kiểm tra và tăng nhiệt độ lên khoảng 900 – 950 độ C để quá hoạt hóa xảy ra nhanh hơn.

Một số sản phẩm có thể thu được sau quá trình hoạt hóa:
Nếu quá trình hoạt hóa chậm, nhiệt độ thiêu đốt thấp sẽ thu được than có lỗ rỗng bé (đường kính lỗ từ 0.1 – 15 A0) loại than này hấp phụ khí tốt.
Nếu quá trình hoạt hóa nhanh, nhiệt độ cao sẽ thu được than có lỗ rỗng trung bình (đường kính lỗ từ 15 – vài trăm A0) và than này có khả năng tẩy màu tốt

QUY TRÌNH SẢN XUẤT THAN HOẠT TÍNH HIỆN ĐẠI (LÒ NGANG)
Áp dụng công nghệ hoạt hóa bằng lò ngang khép kín thay thế cho công nghệ cũ sử dụng lò đứng như trước kia. Tức là từ lúc cho nguyên liệu vào lò đến lúc kết thúc sẽ thu được than hoạt tính thành phẩm, thay cho việc phải sử dụng 2 lò than hóa và hoạt hóa như công nghệ cũ.

Ưu điểm:
Công nghệ sản xuất mới sẽ rút ngắn thời gian sản xuất rất nhiều so với công nghệ cũ
Quy trình khép kín giúp sản phẩm hạn chế bị lẫn tạp chất, đất cát khi chuyển từ quá trình than hóa sang hoạt hóa của công nghệ lò đứng
Hoạt hóa bằng hơi nước, không lẫn hóa chất nên cực kì an toàn

CÔNG DỤNG CỦA THAN HOẠT TÍNH
Than hoạt tính hoạt động bằng cách giữ các độc tố và hóa chất vào nó, ngăn chặn chúng bị hấp thụ. Kết cấu xốp của than hoạt tính có điện tích âm, giúp thu hút các phân tử mang điện tích dương, chẳng hạn như các độc tố và hơi. Than hoạt tính giữ các độc tố và hóa chất vào bên trong.

Công dụng than hoạt tính trong việc lọc nước

Công dụng than hoạt tính trong việc lọc nước

Vì than hoạt tính không được hấp thu bởi cơ thể. Nó mang theo những độc tố đã được giữ lại ở bề mặt ra khỏi cơ thể thông qua phân. 

  • Biện pháp điều trị độc tố khẩn cấp
  • Có thể tăng cường chức năng thận
  • Làm giảm các triệu chứng của hội chứng mùi cá
  • Có thể giảm mỡ máu
  • Khẩu trang than hoạt tính
  • Giảm đầy hơi
  • Lọc nước
  • Làm trắng răng
  • Chống say
  • Chăm sóc da

THAN HOẠT TÍNH CÓ AN TOÀN KHÔNG?

Than hoạt tính được cho là an toàn trong hầu hết các trường hợp và các tác dụng phụ được cho là không thường xuyên và hiếm khi nghiêm trọng. Điều đó có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu, phổ biến nhất là buồn nôn và nôn. Ngoài ra, táo bón và phân đen là hai tác dụng phụ thường được báo cáo khác.

Khi than hoạt tính được sử dụng làm thuốc giải độc khẩn cấp, có nguy cơ nó có thể đi vào phổi, thay vì dạ dày. Điều này đặc biệt đúng nếu người uống bị nôn hoặc buồn ngủ hoặc không đủ tỉnh táo. Vì nguy cơ này, than hoạt tính chỉ nên dành cho những bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo.

Hơn nữa, than hoạt tính có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở những người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa porphyria, một bệnh di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến da, ruột và hệ thần kinh.

Ngoài ra, trong những trường hợp rất hiếm, than hoạt tính đã được cho là gây tắc nghẽn hoặc thủng ruột.

Điều đáng nói là than hoạt tính cũng có thể làm giảm sự hấp thụ của một số loại thuốc. Do đó, nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng loại thuốc này.